Lây nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn có hại được truyền sang thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc tiếp xúc ngoài ý muốn với chất gây dị ứng thực phẩm. Làm thế nào để ngăn ngừa lây nhiễm chéo từ thực  phẩm? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết nhé!

Cách ngăn ngừa lây nhiễm chéo từ thực phẩm

1. Lây nhiễm chéo là gì?

Lây nhiễm chéo xảy ra khi các vi sinh vật gây bệnh được truyền từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Thớt, tay hoặc dụng cụ nhà bếp chưa được rửa sạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây nhiễm chéo.

Mặc dù nấu ở nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn nguy hiểm. Nhưng hầu hết lây nhiễm thực phẩm xảy ra khi vi khuẩn từ thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm không cần nấu chín.

Vi khuẩn từ thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm không cần nấu chín

2. Làm thế nào để ngăn ngừa lây nhiễm chéo từ thực phẩm

Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn trước khi chuẩn bị, trong quá trình chuẩn bị và ngay cả khi thực phẩm được phục vụ cho khách hàng.

2.1 Ngăn ngừa lây nhiễm chéo thông qua bảo quản thực phẩm

Bảo quản thực phẩm đúng cách là rất quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Khi lưu trữ thực phẩm, hãy làm theo các hướng dẫn sau để tránh lây nhiễm chéo:

  • Nếu không gian và ngân sách cho phép, hãy bảo quản thịt sống và các sản phẩm từ sữa trong các thiết bị làm lạnh riêng biệt với trái cây, rau củ và các mặt hàng ăn liền khác.
  • Để thịt sống và sữa trong các hộp đựng thực phẩm chắc chắn, được đậy kín để tránh tiếp xúc với các thực phẩm khác.

Nên bảo quản thịt sống trong hộp hoặc túi kín

2.2 Ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong quá trình chuẩn bị thực phẩm

Ngay cả khi thực phẩm đã được bảo quản đúng cách, vẫn có khả năng lây nhiễm chéo khi chuẩn bị thực phẩm.

  • Làm sạch thớt trước khi chuẩn bị thức ăn và đảm bảo vệ sinh giữa các lần sử dụng. Không làm sạch thớt sau khi sơ chế thịt sống sẽ làm nhiễm bẩn bất kỳ thực phẩm hoặc dụng cụ nào mà bạn đặt trên đó.
  • Để an toàn hơn, hãy sử dụng thớt có mã màu để phân biệt khi sử dụng cho thịt sống, cá, thịt gia cầm, trái cây và rau củ.
  • Tương tự, hãy thử sử dụng dao có mã màu khác nhau cho các loại thực phẩm khác nhau.
  • Các dụng cụ nên được tách biệt khỏi khu vực bảo quản thực phẩm sau khi đã được làm sạch và khử trùng.

Sử dụng thớt khác màu cho các loại thực phẩm khác nhau

2.3 Thực hành vệ sinh cá nhân đúng cách

  • Yêu cầu nhân viên nhà bếp của bạn đeo tạp dề và đội mũ để bảo vệ thực phẩm khỏi các chất gây lây nhiễm mang trên cơ thể hoặc quần áo.
  • Đảm bảo nhân viên đeo găng tay dùng một lần và thay mới khi xử lý thực phẩm mới.
  • Đồng thời yêu cầu nhân viên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi xử lý thịt, cá hoặc gia cầm sống.

Yêu cầu nhân viên đội mũ, mang tạp dề và đeo găng tay khi chế biến thực phẩm

2.4 Xử Lý Thực Phẩm An Toàn

Để ngăn ngừa ô nhiễm khi phục vụ thức ăn, hãy xem xét các mẹo sau về cách xử lý thực phẩm một cách an toàn:

  • Khi bày thức ăn đã chuẩn bị sẵn, tránh sử dụng cùng một dụng cụ để phục vụ các món ăn khác nhau.
  • Không bao giờ cho đá hoặc đồ trang trí vào ly bằng tay không mà hãy sử dụng muỗng hoặc kẹp.
  • Luôn cầm đồ dùng bằng tay cầm chứ không phải bằng các phần sẽ tiếp xúc với thức ăn.

Để ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong nhà bếp, điều quan trọng là bạn phải tạo thói quen vệ sinh trong suốt quá trình chuẩn bị thực phẩm. Qua bài viết này bạn đã biết cách ngừa lây nhiễm chéo. Hãy áp dụng ngay để giữ cho thực phẩm của bạn được an toàn nhé!

Xem thêm:

Mẹo kiểm soát côn trùng gây hại tại nhà hàng.

Cách cắt giảm chi phí thực phẩm trong nhà hàng.

Cách Làm Giảm Lãng Phí Thực Phẩm Cho Nhà Hàng.

7 mẹo để sử dụng năng lượng hiệu quả cho nhà bếp thương mại của bạn.

Ý tưởng Marketing cho dịch vụ ăn uống.

Phương pháp bảo quản thực phẩm FIFO là gì?

Xây dựng thương hiệu nhà hàng.