Cân bằng âm dương và đảm bảo ngũ hành đã là thói quen của người Việt Nam ta. Những yếu tố này rất được quan tâm trong khi đem vào thiết kế, thi công nhà cửa, đặc biệt là trong bếp – bởi đây là nơi điều hòa và cân đối dòng năng lượng cho toàn bộ không gian. Với người kinh doanh nhà hàng, khách sạn hay những doanh nghiệp cần không gian bếp, thì câu chuyện đặt bếp, giữ lửa sao cho kéo tài lộc đến cũng thật sự đau đầu.

Thủy và Hỏa

Sự hài hòa âm dương giữa nước và lửa trong gian bếp luôn là câu chuyện đau đầu

Trong thuật phong thủy, gian bếp là nơi có hai yếu tố tương phản nhau, chính là Thủy – Hỏa (nước và lửa). Dù biết tương phản, nhưng lại là những yếu tố không thể không xuất hiện trong không gian đặc trưng này.

Thủy Hỏa dù khắc, nhưng vẫn hợp nhau

Lửa là nhân tố cần thiết để tạo ra những món ăn ngon, là nguồn sáng, nguồn nhiệt bắt buộc phải xuất hiện trong khu vực bếp. Trong khi đó, nước có mặt trong từng nguyên liệu thực phẩm, trong khu vực sơ chế, làm sạch và thậm chí là dùng để chế biến thức ăn. Dù là khắc chế nhau, nhưng nước và lửa trong gian bếp cũng tạo ra sự cân bằng và giúp nguồn năng lượng được điều hòa tốt hơn. Thủy và hỏa, chính là hiện thân của tính hàn và nhiệt, giữa âm và dương, giữa một bên linh hoạt nhẹ nhàng với một bên dữ dội rực rỡ. Sự xuất hiện của hai yếu tố này trong quy tắc ngũ hành không phải do ngẫu nhiên, bởi dù ở thể đối lập và khắc chế, nhưng bản thân chúng đã có sự dung hòa để tạo ra sự cân bằng ổn định hoàn toàn.

Thủy và Hỏa

Trong khuôn bếp doanh nghiệp luôn cần sự xuất hiện của nước và lửa

Tính khoa học trong bố trí Nước – Lửa trong khu bếp doanh nghiệp

Đối với quy tắc thiết kế nhà bếp trong doanh nghiệp, sự xuất hiện của nước và lửa là vô cùng cần thiết. Mặc dù “Thủy hỏa bất tương dung” song nếu biết cách thiết kế và bố trí, hai yếu tố này sẽ mang đến sự thịnh vượng và tài lộc cho chủ nhân.

Nên có khoảng cách giữa khu vực nấu ăn – nơi có “lửa” nhiều nhất và khu có nguồn nước. Tại các căn bếp nhà hàng, khách sạn luôn có khu vệ sinh, làm sạch riêng hoặc cách xa nguồn hỏa để hai yếu tố này không xung khắc nhau. Thêm vào đó, vị trí bếp và nơi có nước cũng không đặt theo một đường thẳng, phải có vật chắn ngang như bình phong, cánh cửa hay hoàn toàn biệt lập nhau.

Thủy và Hỏa

Nên bố trí khoảng cách giữa khu vực bếp và nơi có nước hợp lý và cân đối

Tận dụng màu sắc và thiết kế không gian, thiết bị để dung hòa Nước – Lửa

Màu sắc ứng dụng trong không gian bếp cũng có thể mang lại sự cân bằng cho hai yếu tố nước – lửa. Bạn có thể cân nhắc sử dụng những màu trung tính như trắng – tạo sự sạch sẽ, hài hòa; hoặc theo phong thủy sẽ tận dụng màu nâu, vàng của hành Thổ để cân bằng hai phía Thủy – Hỏa hơn. Màu sắc và vật liệu của các thiết bị nhà bếp, điển hình như tủ mát, tủ lạnh – mang tính Thủy hay bếp nướng, lò nấu có tính Hỏa, cũng thể hiện rất rõ đặc trưng của các yếu tố phong thủy, ngũ hành. Và chủ doanh nghiệp cần lưu tâm để bố trí những thiết bị này ở các khu vực cân bằng, đảm bảo âm dương.

Chính sự tương khắc – tương trợ của hai nhân tố lửa, nước sẽ đem đến một không gian bếp âm dương cân bằng và giúp hoạt động kinh doanh thuận buồm xuôi gió. Bạn có thể quan tâm đến sự đối nghịch này và các điểm trung hòa để xây dựng một không gian bếp có tính khoa học và được tận dụng tối ưu hơn.