Lò nướng là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các tiệm bánh, các căn bếp công nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải tình trạng lò nướng bị bốc khói. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến khiến lò nướng bị bốc khói và cách khắc phục hiệu quả.

1. Hàng mới

lò nướng mới có thể sẽ bốc khói khi sử dụng lần đầu

Lò nướng mới được sử dụng lần đầu bốc khói là hiện tượng bình thường

Khi sử dụng lò nướng lần đầu tiên, hiện tượng bốc khói và mùi khó chịu là điều hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quá trình sản xuất. Trong quá trình chế tạo, lò nướng thường được trang bị một lớp phủ bảo vệ để tránh oxi hóa và hư hại trong quá trình vận chuyển. Khi lò được khởi động lần đầu, lớp phủ này có thể bắt đầu cháy, tạo ra khói và mùi. Mặc dù hiện tượng này không gây hại cho sức khỏe, nhưng nó có thể làm bạn cảm thấy lo lắng.

Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên mở cửa sổ và bật quạt thông gió trong quá trình sử dụng lò nướng lần đầu, giúp không khí trong bếp được lưu thông tốt hơn. Sau một vài lần sử dụng, tình trạng này sẽ dần biến mất.

2. Chất tẩy rửa còn sót lại

Sau khi sử dụng lò nướng, nhiều người thường tiến hành làm sạch bằng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh để loại bỏ dầu mỡ và cặn bẩn. Tuy nhiên, nếu không rửa sạch và để lại một lớp chất tẩy rửa trên bề mặt. Khi lò được bật, các hóa chất này sẽ bắt đầu phân hủy và tạo ra khói cùng mùi khó chịu.

Để tránh tình trạng này, bạn nên luôn chắc chắn rằng lò nướng đã được rửa sạch hoàn toàn trước khi sử dụng. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa an toàn, không độc hại cũng là một lựa chọn tốt để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn và giảm thiểu nguy cơ bốc khói không mong muốn.

3. Bẩn

vệ sinh lò nướng thường xuyên để tránh bị bóc khói

Vệ sinh lò nướng thường xuyên để tránh cặn bẩn tích tụ

Một nguyên nhân thường gặp khiến lò nướng bốc khói là do sự tích tụ của bụi bẩn, dầu mỡ và cặn thức ăn. Sau một thời gian sử dụng, nếu không được vệ sinh thường xuyên, những chất bẩn này có thể bám vào các bề mặt bên trong lò. Khi lò được khởi động, nhiệt độ cao sẽ làm cho các cặn bẩn này bắt đầu cháy, gây ra khói và mùi khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên vệ sinh lò nướng định kỳ. Đặc biệt là sau khi nướng các món ăn nhiều dầu mỡ. Việc sử dụng khăn ẩm để làm sạch các bề mặt bên trong, kết hợp với các sản phẩm vệ sinh an toàn, sẽ giúp lò luôn sạch sẽ và hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bốc khói.

4. Mỡ thừa hoặc thức ăn còn sót lại

Trong quá trình nấu nướng, nhất là khi chế biến các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, một lượng mỡ thừa có thể nhỏ xuống đáy lò và tích tụ theo thời gian. Khi lò được bật, nhiệt độ cao sẽ làm cho mỡ và vụn thức ăn này bắt đầu cháy, tạo ra khói và mùi khó chịu.

Để giải quyết tình trạng này, việc vệ sinh lò nướng thường xuyên là rất quan trọng. Hoặc sử dụng khay hứng mỡ hoặc giấy nướng có thể giúp hạn chế sự rơi rớt. Từ đó giữ cho lò luôn sạch sẽ và giảm thiểu nguy cơ bốc khói trong quá trình sử dụng.

5.  Đặt thức ăn quá gần thanh gia nhiệt

đặt khay thức ăn quá gần thanh gia nhiệt

Đặt quá gần thanh gia nhiệt sẽ làm thực phẩm bị khét và bốc khói

Khi nướng, nếu thực phẩm được đặt quá sát thanh gia nhiệt, đặc biệt là ở phần trên, nhiệt độ sẽ tăng cao nhanh chóng. Làm cho bề mặt thực phẩm bị cháy hoặc bị khét, dẫn đến việc sản sinh khói. Điều này thường xảy ra khi bạn nướng các món ăn có nhiều dầu mỡ hoặc nước, khiến cho mỡ bắn lên và tạo ra khói.

Để tránh tình trạng này, bạn nên chú ý sắp xếp thực phẩm cách xa thanh gia nhiệt một khoảng an toàn. Việc điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nướng cũng rất quan trọng, giúp đảm bảo thực phẩm chín đều mà không bị cháy. Bằng cách này, bạn sẽ không chỉ bảo vệ lò nướng khỏi hiện tượng bốc khói mà còn nâng cao chất lượng món ăn của mình.

6. Thanh gia nhiệt bị lỗi

Thanh gia nhiệt là bộ phận quan trọng trong lò nướng, có nhiệm vụ cung cấp nhiệt cần thiết để thực phẩm chín đều. Khi thanh gia nhiệt bị hỏng, nó có thể hoạt động không ổn định. Gây ra hiện tượng quá tải nhiệt hoặc không đủ nhiệt. Dẫn đến việc các bộ phận bên trong lò bị cháy hoặc sinh khói. Ngoài ra, nếu thanh gia nhiệt bị rỉ sét hoặc bám bẩn, nó cũng có thể tạo ra mùi khó chịu và khói khi hoạt động.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thường xuyên kiểm tra và bảo trì thanh gia nhiệt. Đảm bảo nó luôn trong tình trạng tốt. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như bị nứt, rỉ sét hoặc có mùi khó chịu,… Hãy liên hệ với dịch vụ sửa chữa để thay thế hoặc sửa chữa kịp thời. Giúp lò nướng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.

Tóm lại:

Lò nướng bốc khói là một tình huống không ai mong muốn. Nhưng nó có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ các nguyên nhân này không chỉ giúp bạn khắc phục tình trạng bốc khói một cách hiệu quả. Mà còn bảo vệ sức khỏe gia đình và nâng cao chất lượng món ăn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm chất lượng, hãy gọi ngay cho Cosmic nhé!

Hotline: 18007088 (gọi miễn phí)
Showroom: 50/4F Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Bloghttps://cosmicvn.blogspot.com/
Fanpagehttps://www.facebook.com/thietbibepnhahangcosmic/

Xem thêm các bài viết có liên quan:

9 lý do làm cho lò nướng không nóng.

10 sai lầm mọi người thường mắc phải khi nấu ăn bằng lò nướng đối lưu.

Tổng hợp các loại lò nướng trên thị trường hiện nay.

4 loại chất liệu an toàn cho lò nướng

6 lỗi cần tránh khi sử dụng lò nướng

Tại sao lò nướng phát ra tiếng ồn lớn?