Trộn bột là một kỹ năng cơ bản trong nấu ăn và làm bánh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện thành thạo kỹ năng này. Nhiều người gặp phải các vấn đề như: bột cục, bột khô, bột nhão,… khi trộn bột. Những lỗi này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn và bánh. Không những thế, nó còn có thể khiến bạn phải bỏ đi toàn bộ lượng bột đã chuẩn bị. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về các vấn đề thường gặp khi trộn bột để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé!
1. Các vấn đề gặp phải khi trộn bột bằng tay
1.1 Bột quá dính
Bột quá dính, khó nhào nặn
Nguyên nhân: Lượng bột và nước không cân bằng. Khi lượng nước quá nhiều trong bột quá nhiều, gluten sẽ bị phá vỡ, khiến bột bị nhão và dính.
Giải pháp: Rắc thêm nột ít bột lên mặt bàn nhào bột và trên bàn tay để bột không bị dính quá nhiều.
1.2 Bột vẫn còn cứng sau khi nhồi
Cục bột khô và cứng mặc dù đã được nhào nặn rồi
Nguyên nhân: Chưa nhồi đủ lâu hoặc thiếu nước. Khi lượng nước trong bột quá ít, gluten sẽ không phát triển hoàn toàn, khiến bột bị khô và cứng.
Giải pháp: Thêm một ít nước và tiếp tục nhồi cho đến khi đạt được độ mềm mịn, dẻo dai mong muốn.
1.3 Bột bị vỡ ra trong quá trình nhồi
Càng nhồi càng vỡ miếng bột ra
Nguyên nhân: Quá trình nhồi không đều tay hoặc bột bị khô cứng.
Giải pháp: Ấn lại các mảnh bột và tiếp tục nhồi, nếu cần hãy cho thêm một ít nước cho bột của bạn đỡ khô.
1.4 Bột bị khô cứng do để lâu
Nguyên nhân: Bột không được bảo quản đúng cách, có thể do bạn chưa có biện pháp che đậy hợp lí.
Giải pháp: Thêm một ít nước và nhồi tiếp cho đến khi đạt được độ mềm mịn, dẻo dai.
2. Cách nhồi bột bằng tay hiệu quả
Để quá trình nhào bột bằng tay diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
Bước 1: Trộn các nguyên liệu khô
Trộn đều các nguyên liệu khô với nhau
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một cái tô lớn. Trong tô, trộn đều các nguyên liệu khô như bột mì, men nở, muối và bất kỳ gia vị hay thành phần khô khác. Trộn đều các nguyên liệu khô sẽ giúp chúng được phân bố đều trong khối bột sau này.
Bước 2: Thêm nước vào hỗn hợp bột
Thêm từ từ nước vào hỗn hợp bột trên
Tiếp theo, từ từ thêm nước vào hỗn hợp bột khô trong tô. Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi bột kết dính thành một khối đồng nhất. Lượng nước cần thêm vào có thể thay đổi tùy theo độ ẩm của bột và khí hậu. Quan sát kỹ quá trình và điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
Bước 3: Rắc bột và đổ bột ra mặt phẳng
Rắc bột lên mặt phẳng để tránh gây dính
Sau khi bột đã kết dính thành một khối, đổ khối bột ra trên một mặt phẳng sạch sẽ. Rắc thêm một ít bột mì lên bề mặt bột để tránh bột dính vào tay khi nhào.
Bước 4: Nhào bột
Tiến hành nhào bột
Bắt đầu nhào bột theo các động tác chữ S hoặc chữ V. Nhào liên tục trong khoảng 10-15 phút cho đến khi bột trở nên mịn, đàn hồi và không còn dính tay. Quá trình nhào bột sẽ giúp làm tơi xốp cấu trúc của bột, tăng độ đàn hồi và phát triển gluten.
Sau khi nhào xong, để bột nghỉ trong vòng 15 phút.
Bước 5: Nhào thêm một lần nữa
Sau 15 phút nghỉ, nhào bột thêm một lần nữa trong khoảng 5 phút. Việc nhào thêm một lần nữa sẽ giúp cải thiện độ dai, độ đàn hồi và kết cấu của bột.
Bước 6: Ủ bột
Ủ bột
Cuối cùng, ủ bột trong vòng 1-2 tiếng cho đến khi bột nở gấp đôi. Quá trình ủ này cho phép các hoạt động lên men của men nở diễn ra, tạo ra các lỗ khí bên trong bột và giúp bột nở lên.
Bước 7: Tạo hình và nướng
Tạo hình và cho vào lò nướng
Sau khi ủ xong, bạn có thể tạo hình bánh theo ý muốn và tiến hành nướng bánh.
Bằng cách thực hiện các bước này một cách cẩn thận, quá trình nhào bột bằng tay sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, cho ra sản phẩm bánh mì hoàn hảo.
3. Các vấn đề thường gặp khi trộn bột bằng máy trộn bột
3.1 Bột trộn như chưa trộn
Bột trộn chưa đều, không ngậm nước
Hiện tượng: Bột không đều, không ngậm nước, xuất hiện những cục bột lợn cợn.
Nguyên nhân: Thời gian trộn bột chưa đủ lâu.
Giải pháp: Tiếp tục trộn để khắc phục vấn đề này.
3.2 Bột khô
Bột khô, không có sự liên kết với nhau
Hiện tượng: Bột khô, nứt khi lên men hoặc thao tác.
Nguyên nhân: Bột tiếp xúc với không khí sẽ bắt đầu khô trên bề mặt và tạo thành lớp vỏ. Làm giảm khả năng giãn nở (độ co giãn) của bột, khiến bột bị nứt khi lên men hoặc thao tác.
Giải pháp: Để phòng tránh, hãy luôn đậy bột lại. Bạn có thể dùng khăn bếp hơi ẩm, tấm nhựa hoặc túi nilon sạch để bao bọc bột. Hoặc nếu bạn đang sử dụng bồn nhựa, hãy đậy nắp lại.
3.3 Bột bị leo móc
Bột bị leo móc, cản trở việc trộn bột
Hiện tượng: bột leo bám dính vào móc trộn bột
Nguyên nhân: Không quan sát và điều chỉnh bột trong quá trình máy trộn bột làm việc.
Giải pháp: Hãy nhớ để ý đến máy trộn bột để có thể dừng máy và đẩy bột xuống khỏi móc rồi tiếp tục trộn.
3.4 Trộn quá lâu
Bột trộn quá lâu gây ra hiện tượng mềm, xốp
Hiện tượng: Mất đi độ mềm, xốp, bột không nở hoặc chảy nước.
Nguyên nhân: Trộn bột quá kỹ
Giải pháp:
- Đối với bột nhào bằng levain, chỉ cần để bột nghỉ lâu trong tủ lạnh.
- Đối với bột làm từ men, việc này phức tạp hơn một chút vì men sẽ tiếp tục lên men bột ngay cả khi để trong tủ lạnh. (Điều này cũng sẽ xảy ra với bột làm từ levain, nhưng ở mức độ thấp hơn.)
- Nếu bột bị trộn quá kỹ đến mức chảy nước và trở nên nhão, hãy thử phương pháp này: trộn nửa mẻ bột, trừ muối. Để bột ủ trong 20 phút, sau đó thêm muối. Thêm bột mới này vào bột đã trộn kỹ, trộn ở tốc độ thấp cho đến khi vừa hòa quyện. Tiến hành lên men số lượng lớn (nếu có); nó có thể mất nhiều thời gian hơn dự định. Tuy nhiên, chiếc bánh làm ra cũng không thể hoàn hảo như ban đầu.
4. Cách nhồi bột bằng tay hiệu quả
Bước 1: Bắt đầu với nguyên liệu khô
Thêm nguyên liệu khô, chẳng hạn như bột mì, men và muối vào tô trộn trước khi thêm chất lỏng. Điều này cho phép các nguyên liệu khô phân tán đều khắp khối bột và ngăn ngừa tình trạng vón cục.
Bước 2: Thêm chất lỏng (nước) từ từ
Thêm từ từ chất lỏng vào hỗn hợp bột để tránh bị văng tung tóe
Đổ nguyên liệu lỏng, chẳng hạn như nước hoặc sữa, vào tô trộn khi máy đang chạy ở tốc độ chậm. Thêm chất lỏng từ từ giúp các thành phần kết hợp trơn tru và tránh bị bắn tung tóe hoặc tràn ra ngoài.
Bước 3: Chọn tốc độ và thời gian trộn phù hợp
Các loại bột khác nhau yêu cầu tốc độ và thời gian trộn khác nhau. Thực hiện theo các hướng dẫn được đề xuất cho từng loại bột để đảm bảo thời gian trộn phù hợp mà không cần trộn quá kỹ. Trộn chưa kỹ có thể khiến bột không đồng đều, trong khi trộn quá kỹ có thể dẫn đến bột có kết cấu kém.
Bước 4: Theo dõi độ đặc của bột
Hãy theo dõi độ đặc của bột khi trộn. Bột sẽ tạo thành một quả bóng dính để làm sạch các cạnh của cối trộn khi nó quay. Điều chỉnh thời gian trộn hoặc thêm một lượng nhỏ chất lỏng hoặc bột mì nếu cần để đạt được độ đặc mong muốn.
Thường xuyên theo dõi độ đặc của bột để điều chỉnh kịp thời
5. Kết luận
Trộn bột là một bước quan trọng và cần được thực hiện cẩn thận trong quá trình chế biến các món bánh. Tuy nhiên, trong quá trình này, nhiều người thường gặp phải những vấn đề như trên. Các vấn đề này có thể ảnh hưởng đến kết cấu, độ xốp và hương vị của món bánh.
Để tránh những vấn đề trong quá trình trộn bột, người nấu cần lưu ý một số điều như: cân đo chính xác các nguyên liệu, thêm nước từ từ và khuấy đều hỗn hợp, theo dõi kỹ độ ẩm của bột, và không nhào bột quá lâu. Ngoài ra, việc sử dụng các dụng cụ thích hợp như máy nhào, cối và chày cũng có thể giúp quá trình trộn bột diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Mong rằng những thông tin trên mà cosmic cung cấp sẽ có ích cho bạn.
Đầu tư vào công nghệ hiện đại sẽ giúp bạn có được những món bánh hoàn hảo. Để biết thêm thông tin về máy trộn bột hãy liên hệ với Cosmic ngay nhé!
Hotline: 1800 7088 ( gọi miễn phí )
Showroom: 50/4F Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Fanpage: https://www.facebook.com/thietbibepnhahangcosmic/
Blog: https://cosmicvn.blogspot.com/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@thietbibepcosmic?lang=vi-VN
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Hướng dẫn cách chọn máy trộn bột phục vụ kinh doanh
3 yếu tố chính để chọn máy trộn bột phù hợp với nhu cầu tiêu dùng
Mẹo tạo bột nhẹ và mịn bằng máy trộn bột
Công dụng của 3 loại phụ kiện máy trộn bột
Cách vệ sinh máy trộn bột đúng cách
So sánh máy trộn bột mini và máy trộn bột công nghiệp