Sau thời gian dài sử dụng, máy pha cà phê có thể gặp một số lỗi nhất định. Dưới đây là các lỗi thường gặp ở máy pha cà phê. Hãy cùng xem qua là các lỗi nào nhé.

1. Cà phê chảy nhỏ giọt, chảy chậm

Cà phê chảy chậm

1.1 Nguyên nhân

  • Cà phê quá mịn làm cho nước khó chảy xuống.
  • Không có nước cấp cho máy pha cà phê hoặc nước cấp cho máy bị yếu.
  • Cà phê bị nén quá chặt hoặc lấy quá nhiều lượng cà phê.
  • Không khí bị ẩm làm cho bột cà phê bết lại và cà phê chảy ra chậm.
  • Van điện từ tại vị trí họng bị hỏng.

1.2 Cách khắc phục

  • Xay bột thô hơn.
  • Kiểm tra lại bình nước hoặc van khóa nguồn nước.

2. Vòi đánh sữa không ra hơi hoặc ra yếu

Vòi đánh sữa bị yếu

2.1 Nguyên nhân:

  • Trong quá trình sử dụng khách hàng không thường xuyên vệ sinh vòi đánh hơi nên dẫn đến tình trạng sữa đặc bị keo lại kết dính gây tắc nghẽn lỗ xả hơi của vòi.
  • Van xả hơi bị lỏng chốt hoặc hỏng chốt nên không mở được công suất tối đa.
  • Lỗi ở thanh đốt dẫn tới khả năng bù nhiệt tạo áp suất của máy chậm, không đủ áp suất trong quá trình đánh sữa.

2.2 Cách khắc phục:

  • Thường xuyên vệ sinh vòi đánh sữa.
  • Sau khi sử dụng bạn nên xả hơi 2 giây để xả hết sữa còn dính lại trong vòi và dùng khăn vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng.
  • Nếu thấy vòi còn yếu bạn nên tiến hành kiểm tra thanh đốt và van xả hơi xem có gặp vấn đề không.

3. Nhiệt độ nước thấp, không đảm bảo

3.1 Nguyên nhân:

  • Áp suất hơi bên trong lò hơi chưa đạt mức tiêu chuẩn (dưới 0.8 bar) nên nhiệt độ thấp dưới 90 độ C.
  • Van điện từ chia nước tại họng pha bị tắc nghẽn, phân chia lượng nước sôi không đồng đều.
  • Bộ điều khiển nhiệt độ bị hỏng.

3.2 Cách khắc phục:

  • Thường xuyên điều chỉnh và kiểm tra áp suất hơi lên mức tiêu chuẩn từ 1- 1.2 bar.
  • Thường xuyên vệ sinh van nước.

4. Bật máy không lên nguồn

4.1 Nguyên nhân:

  • Sử dụng lâu, tiếp điểm lâu ngày bị hỏng và tiếp xúc kém.
  • Nguồn điện bị chập hoặc hỏng.
  • Dây nguồn bị đứt.
  • Máy bị cháy công tắc do quá tải.

4.2 Cách khắc phục:

  • Tránh để máy ở nơi ẩm ướt hay tiếp xúc với nước.
  • Nên để máy ở nơi thoáng mát, khô ráo tránh chuột, gián.
  • Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy.

5. Rỉ nước ở mép Headgroup khi chiết xuất cà phê

Headgroup bị rỉ nước khi chiết xuất cà phê

5.1 Nguyên nhân:

  • Gioăng cao su bị lỏng, mất khả năng đàn hồi.
  • Cặn bã, xác cà phê không vệ sinh sạch còn bám trên bề mặt gioăng.
  • Rách gioăng cao su.

5.2 Cách khắc phục:

  • Nên thay gioăng cao su 1 năm 1 lần.
  • Thường xuyên vệ sinh máy đảm bảo cặn bã cà phê không bị bám trên bề mặt gioăng.
  • Bảo trì, bảo dưỡng máy thường xuyên.

Qua bài viết này thì bạn đã biết các lỗi thường gặp ở máy pha cà phê. Hãy kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để máy của bạn có thể hoạt động một cách tốt nhất nhé.

Tham khảo các dòng máy pha cà phê tại Cosmic.

Xem thêm:

So sánh máy pha cà phê tự động và bán tự động.

Có nên xay cà phê bằng máy xay sinh tố.

Tại sao sử dụng máy xay cà phê thay vì cà phê xay sẵn?