Trà đạo – nét truyền thống văn hóa đẹp và lâu đời trên thế giới đã và đang tồn tại và phát triển. Vậy trà đạo là gì? Hãy cùng tìm hiểu về trà đạo nghệ thuật thưởng trà độc đáo qua bài viết này nhé.
1. Trà đạo là gì
Trà đạo là “việc thưởng trà và đàm đạo”, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Theo truyền thuyết của Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa.
Trà đạo là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của Nhật Bản, được xem là một nghệ thuật về triết lí, thưởng thức cuộc sống và mang nhiều nhân văn sâu sắc.
Nhờ công dụng giúp thư giãn tinh thần và hương vị đặc biệt, trà đạo đã thu hút nhiều người đến với thú vui uống trà.
2. Những nghi thức trong trà đạo
Thưởng trà là quá trình con người có thể hòa mình vào thiên nhiên, gội rửa tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo lời truyền dạy của Phật giáo.
Các nghi thức cơ bản của trà đạo bao gồm “Hòa – Kính – Thanh – Tịch”
“Hòa” ở đây ý chỉ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa trà nhân với dụng cụ pha trà.
“Kính” trong kính trọng – thể hiện sự kính trọng với người xung quanh, tri ân đến mẹ thiên nhiên với sự vật diễn ra xung quanh.
“Thanh” mang nét nghĩa của sự thanh tịnh, tâm hồn con người phải thanh thản, thoải mái.
“Tịch” chỉ không gian thanh tịch, khi thưởng trà cần một không gian yên tĩnh, tạo cảm giác bình yên.
3. Dụng cụ trà đạo
Trong trà đạo có những đạo cụ chính như
Trà thất (nhà không): Là nơi dành riêng để uống trà. Là gian phòng có diện tích khoảng 3x3m.
Trang trí không gian trà đạo: Ngoài yêu cầu về trà thất, tạo không gian thoáng đãng, tĩnh lặng, bên trong nơi thưởng trà còn có “tranh, thơ, câu liễn”, “hoa” và “lư trầm”.
Trà viên: Đây là không gian sân vườn được nhìn ra từ trà thất. Khu vườn với không khí trong lành, cây cối mát mẻ tạo cảm giác thanh tịnh.
Dụng cụ pha trà đạo: Trà, phụ liệu, nước pha trà, ấm trà, lò nấu nước, hủ đựng nước, chén trà, muỗng múc trà, gáo múc nước, cây đánh trà, khăn,…
4. Những quy tắc trong trà đạo
Thưởng trà không chỉ đơn giản là uống nước để giải khát mà đó còn thể hiện văn hoá của họ. Vì vậy có một số nguyên tắc nhất định khi thưởng trà.
Quy tắc Osakini: Quy định người dùng trà phải ăn bánh truyền thống, tiếp đó mới dùng trà. Quá trình ăn bánh sẽ xoay vòng theo thứ tự, nếu đến lượt bạn hãy nói “Osakini” rồi ăn bánh. Đây như một sự tôn trọng với những người ngồi chung.
Quy tắc tránh mặt chính của chén trà: Ngay khi dùng bánh ngọt, nên bẻ bánh ra thành từng miếng nhỏ và ăn hết khi chén trà đến lượt mình. Miệng chén trà phải quay về phía khách, không nên dùng từ chính diện.
Khi cuộc sống của bạn quá bận rộn, bạn muốn tìm một thú vui tao nhã để cân bằng lại nhịp sống, bạn có thể đến với trà đạo nghệ thuật thưởng trà độc đáo để hòa mình với thiên nhiên và cảm nhận sự thanh tịnh trong tâm hồn.
Xem thêm:
Những nhóm người không nên uống trà xanh.
So sánh trà lá rời và trà túi lọc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trà khi ủ.
Sự khác nhau giữa trà khô và trà tươi.
Lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe.
Say trà là gì? Cách xử lý khi say trà.