Không ai muốn thưởng thức một ly nước có vị lạ hoặc nhìn thấy những viên đá có cặn bẩn. Vì vậy, việc lựa chọn nguồn nước sạch và an toàn là cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng đá thành phẩm. Để sản xuất viên đá hoàn hảo, nguồn nước cần phải đạt các tiêu chuẩn nhất định. Những tiêu chuẩn đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu về một số yêu cầu chất lượng nguồn nước đầu vào của máy làm đá trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao chất lượng nước lại quan trọng trong việc sản xuất đá?
1.1 Ảnh hưởng đến chất lượng và độ tinh khiết của đá
Chất lượng nước không tốt có thể làm cho đá bị đục
Nguồn nước là yếu tố quyết định đến độ tinh khiết và chất lượng đá thành phẩm của máy làm đá. Nếu sử dụng nguồn nước có chứa tạp chất như bụi, vi khuẩn, hóa chất… hòa trộn vào làm cho đá không chỉ mất đi sự trong suốt mà còn có thể mang theo mùi vị khó chịu. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành thực phẩm và đồ uống – nơi mà đá thường được sử dụng để làm lạnh và trang trí, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của sản phẩm.
1.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe
Nguồn nước ô nhiễm có thể mang theo mầm bệnh
Sức khỏe của người tiêu dùng cũng phụ thuộc vào chất lượng nước được sử dụng trong máy làm đá. Nước ô nhiễm có thể mang theo vi khuẩn, virus và các chất độc hại. Gây ra nguy cơ nhiễm bệnh khi đá được sử dụng trong đồ uống hoặc thực phẩm. Sử dụng đá từ nguồn nước không an toàn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc đảm bảo nguồn nước sạch không chỉ là yếu tố chất lượng mà còn là một trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1.3 Đảm bảo hiệu suất hoạt động cũng như tuổi thọ của máy làm đá
Nguồn nước có chất lượng tệ không chỉ ảnh hưởng đến đá thành phẩm. Mà còn tác động trực tiếp đến hiệu suất và tuổi thọ của máy làm đá. Nước có độ cứng với hàm lượng khoáng chất cao có thể gây tắc nghẽn và hình thành cặn bã trong các bộ phận của máy. Làm giảm khả năng làm đá hiệu quả. Điều này không chỉ làm giảm tốc độ sản xuất đá mà còn tăng chi phí bảo trì và sửa chữa.
Hơn nữa, việc sử dụng nước sạch và đạt tiêu chuẩn giúp giảm thiểu nhu cầu bảo trì thường xuyên. Từ đó kéo dài tuổi thọ của máy và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Do đó, việc đầu tư vào nguồn nước chất lượng không chỉ là một yếu tố cần thiết để sản xuất đá tốt mà còn là cách hiệu quả để bảo vệ và duy trì thiết bị lâu dài.
2. Các yêu cầu chất lượng nguồn nước đầu vào của máy làm đá
2.1 Nguồn nước trong suốt, không cặn bẩn
Nguồn nước sử dụng trong máy làm đá cần phải đạt tiêu chuẩn trong suốt, không có màu sắc lạ và hoàn toàn sạch sẽ. Điều này có nghĩa là nước phải không chứa cặn lơ lửng như cát, bụi bẩn hay rong rêu. Vì những tạp chất này sẽ làm cho viên đá thành phẩm bị đục và mất tính thẩm mỹ. Hơn nữa, nước không được có cặn lắng đọng, cho thấy rằng nguồn nước hoàn toàn sạch và an toàn để sử dụng.
2.2 Độ pH của nước
Thang đo độ pH
Đối với nguồn nước có nồng độ pH > 7 hường chứa nhiều các ion gốc bazơ nhóm carbonate và bicarbonate. Trái lại, nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều các ion gốc axit. Vậy nên nước có độ pH nằm trong khoảng từ 6.5 – 8.5 là nguồn nước phù hợp. Giúp duy trì sự cân bằng hóa học và ngăn ngừa sự ăn mòn các bộ phận của máy.
Ngoài ra, nước có độ pH không ổn định có thể gây ra những vấn đề về hương vị. Làm cho đá có mùi vị lạ hoặc khó chịu khi sử dụng. Do đó, việc đảm bảo độ pH của nước trong ngưỡng cho phép không chỉ giúp sản xuất đá sạch và an toàn. Mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng như kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
2.3 Nguồn nước không chứa kim loại nặng
Sử dụng nguồn nước chứa kim loại nặng có thể gây tổn thương hệ thần kinh
Kim loại nặng, như chì, thủy ngân,… là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm³ và có thể gây hại cho sức khỏe. Nước sử dụng trong máy làm đá cần phải đảm bảo không chứa các kim loại này vượt quá mức cho phép. Sự hiện diện của kim loại nặng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh, suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng gan và thận, cũng như tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, việc kiểm soát kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
TDS (total dissolved solids) là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước. Giúp kiểm soát mức độ kim loại và tạp chất có trong nước cấp cho máy làm đá. Mặc dù TDS không thể xác định trực tiếp nước có an toàn để uống hay không, nhưng nó cung cấp thông tin quan trọng về chất lượng nước và các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn. Theo tiêu chuẩn của WHO, nước uống an toàn nên có mức TDS dưới 500 mg/L. Trong khi nước dùng cho máy làm đá nên có TDS thấp hơn 300 mg/L để đảm bảo sản phẩm đá đạt chất lượng cao nhất.
2.4 Nguồn nước không chứa vi sinh vật gây bệnh
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10/2011/BYT do Bộ Y tế ban hành: nước dùng để làm đá cần phải không chứa năm loại vi khuẩn gây bệnh chính. Bao gồm: Coliforms, Escherichia Coli, Streptococci Feacal, Pseudomonas Aeruginosa và bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sulfit. Những vi khuẩn này có khả năng phát triển ngay cả trong quá trình đông đá và khi bảo quản. Gây nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng khi đá được sử dụng trong đồ uống hoặc thực phẩm. Do đó, việc kiểm soát vi sinh vật trong nước là rất cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Làm thế nào để đảm bảo nguồn nước cấp cho máy làm đá đạt chuẩn?
Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn:
Nên sử dụng nguồn nước sạch để đảm bảo chất lượng đá
Việc chọn nguồn nước sạch và an toàn là cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng đá thành phẩm. Nên sử dụng nước đã được kiểm tra và chứng nhận an toàn, giúp loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và hóa chất độc hại. Nguồn nước đạt chuẩn không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Xử lý nguồn nước đầu vào:
Các nguồn nước như nước máy, nước ngầm hay nước giếng khoan thường chứa nhiều tạp chất và vi sinh vật có hại. Do đó, việc xử lý nguồn nước trước khi đưa vào máy làm đá là cần thiết. Sử dụng hệ thống lọc nước giúp loại bỏ cặn bẩn và vi khuẩn, đảm bảo chất lượng đá thành phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Hệ thống lọc nước hiệu quả không chỉ mang lại đá sạch mà còn bảo vệ các bộ phận của máy khỏi hỏng hóc do tạp chất.
Vệ sinh thiết bị thường xuyên:
Trong quá trình sử dụng, các đường ống và khớp nối của máy làm đá có thể bị đọng nước và tích tụ bụi bẩn, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Để ngăn ngừa ô nhiễm, bạn cần vệ sinh máy làm đá định kỳ, loại bỏ cặn bẩn và nước đọng trong các bộ phận như đường ống, khớp nối và khuôn làm đá.
Sử dụng bộ lọc nước:
Sử dụng bộ lọc nước để lọc bỏ các tạp chất, kim loại nặng
Việc sử dụng bộ lọc nước là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đảm bảo nguồn nước cho máy làm đá đạt chuẩn. Bộ lọc nước giúp loại bỏ các tạp chất, vi sinh vật và kim loại nặng, từ đó cải thiện chất lượng nước đầu vào.
Bằng cách thực hiện những biện pháp này, bạn có thể đảm bảo nguồn nước cấp cho máy làm đá luôn đạt chuẩn. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Tham khảo bộ lọc nước tại Cosmic ngay!
Hotline: 18007088 (gọi miễn phí)
Showroom:50/4F Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Blog: https://cosmicvn.blogspot.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/thietbibepnhahangcosmic/
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Làm thế nào để ngăn ngừa cặn vôi tích tụ trong máy làm đá.
7 lợi ích khi sử dụng bộ lọc nước cho máy làm đá.
Khi nào cần thay bộ lọc nước cho máy làm đá.
5 dấu hiệu bạn cần bảo trì và thay thế máy làm đá.
Những sai lầm cần tránh khi vệ sinh máy làm đá.