Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh tiệm bánh của riêng bạn? Đến năm 2022, có hơn 200.000 thợ làm bánh làm việc ở Mỹ. Nhưng toàn bộ ngành công nghiệp làm bánh — rất rộng lớn — sử dụng tổng cộng hơn 800.000 công nhân, đóng góp hơn 186 tỷ USD cho nền kinh tế.
Không chỉ ở Mỹ, ngành công nghiệp làm bánh cũng rất phát triển ở Việt Nam. Thực phẩm là một thị trường béo bở — mọi người đều cần ăn! Mặc dù việc bắt đầu công việc kinh doanh tiệm bánh của riêng bạn có vẻ khó khăn. Hãy nhớ rằng không ai có thể nướng bánh giống như bạn nướng. Bắt đầu bất kỳ loại hình kinh doanh nào có thể có vẻ đáng sợ ngay từ đầu. Với cách tiếp cận và cân nhắc đúng đắn, những nỗi sợ hãi đó có thể nhanh chóng được dập tắt. Vậy mở tiệm bánh ngọt cần những gì, làm thế nào để kinh doanh bánh ngọt thành công? Dưới đây, Cosmic sẽ giải đáp câu hỏi này nhé!
1. Phí thuê/mua cửa hàng
Chi phí thuê mặt bằng bánh ngọt
Vị trí của cửa hàng bánh ngọt là một yếu tố quan trọng để định đoạt thành công của quán. Đặt cửa hàng gần trường học, khu thương mại, khu vực đông người qua lại hoặc khu vực có nhu cầu tiêu dùng cao có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng doanh thu.
Tuy nhiên, việc đặt cửa hàng ở các vị trí thuận lợi có thể đi kèm với mức giá thuê cao hơn. Do đó, bạn cần đánh giá mặt bằng và tính toán chi phí thuê mặt bằng một cách cẩn thận. Nếu chi phí thuê quá cao, bạn có thể cân nhắc các vị trí khác hoặc tìm cách tăng hiệu suất sử dụng mặt bằng để tối ưu hóa lợi nhuận. Nói chung, bạn sẽ cần bỏ ra từ 5 – 30 triệu đồng để thuê mặt bằng mở tiệm bánh ngọt.
2. Chi phí cải tạo và thiết kế nội thất
Khi thiết kế thương hiệu và thiết kế nội thất cho tiệm bánh của bạn. Hãy truyền tải cá tính của bạn vào chủ đề thiết kế của cửa tiệm. Một số câu hỏi cần đặt ra khi lập ngân sách thiết kế tiệm bánh của bạn bao gồm:
- Cửa hàng bạn có cần chỗ ngồi lại cho khách hàng không?
- Ánh sáng của cửa hàng sẽ trông như thế nào?
- Tiệm bánh của bạn sẽ theo chủ đề gì?
- Bạn sẽ cần trang trí gì?
- Bạn có cần biển hiệu mới không?
- v.v…
Thiết kế nội thất cho tiệm bánh của bạn
Nói chung, bạn cần cải tạo không gian để đáp ứng yêu cầu của một cửa hàng bánh ngọt. Bao gồm việc lắp đặt hệ thống điện, hệ thống nước, tủ trưng bày và khu vực bếp. Chi phí sẽ phụ thuộc vào tình trạng không gian và mức độ cải tạo cần thiết.
3. Trang thiết bị và nguyên vật liệu
Ngoài công thức và nguyên liệu, các tiệm bánh rất quan trọng việc chọn thiết bị làm bánh, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm bánh. Có rất nhiều danh mục thiết bị ứng dụng trong nhà bếp. Đối với từng mô hình nhà bếp sẽ phù hợp với từng dòng thiết bị nhất định.
Việc mua sắm trang thiết bị làm bánh (lò nướng, máy trộn, tủ lạnh, v.v.), dụng cụ làm bánh, tủ trưng bày, nội thất và các vật liệu cần thiết khác. Chi phí sẽ phụ thuộc vào quy mô và kích thước hoạt động của bạn.
Gợi ý một số thiết bị cần mua khi đầu tư tiệm bánh như:
3.1 Lò nướng để bàn
Các dòng lò để quầy dễ lắp đặt và có kích thước nhỏ gọn tinh tế, không tốn diện tích sàn nhà bếp. Nhược điểm là có dung tích và khay hơi nhỏ để nướng được nhiều bánh cùng lúc. Thiết bị phù hợp với cơ sở làm bánh nhỏ.
3.2 Lò nướng đa năng
Lò nướng đa năng cung cấp nhiều phương pháp nấu ăn tiên tiến, thông thường sẽ có 3 chế độ: hơi nước (nhiệt ẩm), đối lưu (nhiệt khô) và chế độ kết hợp cả hai. Chế độ kết hợp có khả năng làm nóng, quay hoặc nướng thức ăn.
Chế độ hơi nước giúp bạn nấu nhanh các loại rau hoặc hải sản. Còn chế độ đối lưu thường dùng để nướng bánh quy, bánh kem và một số loại bánh ngọt khác.
3.3 Lò sàn nướng bánh
Dòng thiết bị lò nướng sàn sử dụng nhiệt dẫn truyền và nhiệt bức xạ. Nhiệt dẫn truyền là dòng nhiệt truyền trực tiếp từ khoang lò đến ổ bánh mì hoặc khay thực phẩm. Nhiệt bức xạ là loại nhiệt sử dụng sóng điện từ trực tiếp làm nóng thực phẩm. Dòng thiết bị có nhiều kích cỡ phù hợp với nhiều mô hình nhà hàng.
3.4 Lò nướng đối lưu
Lò nướng đối lưu công nghiệp khác so với lò nướng thông dụng và lò bức xạ nhiệt ở thời gian nấu, hiệu quả và kết quả của sản phẩm. Thay vì làm nóng khoang lò, lò nướng đối lưu sử dụng quạt bên trong để luân chuyển không khí nóng xung quanh và đẩy nhanh quá trình nướng chín bánh. Sự lựa chọn tốt để làm bánh quy, bánh ngọt với số lượng bánh lớn.
3.5. Lò nướng xoay
Lò nướng xoay phù hợp không gian nhà bếp sàn rộng, cho phép tải các khay bánh lớn bằng xe và đẩy vào trong lò, do đó có thể sắp xếp các khay bánh xen kẽ với nhau để luồng không khí tiếp xúc bánh tốt hơn và cho ra kết quả bánh đồng đều. Sự lựa chọn tốt nhất cho cửa hàng kinh doanh bánh mì hoặc pizza số lượng lớn.
3.6 Tủ giữ nóng
Thiết bị giữ nóng được thiết kế để tráng bánh mì và giữ nóng sau khi bánh chín và tránh làm bột bánh bị khô. Hầu hết các loại bánh được bảo quản lạnh nhưng có một số loại phải được bảo quản với nhiệt độ cao hơn môi trường. Tủ giữ nóng thường dùng cho cơ sở chuyên sản xuất bánh mì, bánh ngọt nóng.
3.7 Tủ ủ bột
Thiết bị tủ ủ bột cung cấp khu vực cho bột bánh được nghỉ để bột được nở đều. Thiết bị còn để giữ nóng bột nhào. Tủ ủ thường dùng cho cơ sở chuyên sản xuất bánh mì, bánh ngọt nóng.
3.8 Máy trộn nguyên liệu
Máy trộn bột công nghiệp có thể trộn bột nhào, đánh bông bọt, kết hợp các nguyên liệu cho ra thành phẩm bột đồng nhất. Máy trộn nguyên liệu là thiết bị cần thiết ở bất kỳ cơ sở làm bánh nào.
3.9 Máy cắt lát bánh mì
Máy cắt lát bánh mì sử dụng để cắt bánh mì thành những lát đồng đều hoặc bánh mì tròn thành một nửa. Phù hợp nhất cho các cửa hàng sản xuất bánh mì và sandwich.
3.10 Máy chia bột
Máy chia bột mì giúp chia khối bột và vo tròn bột thành những phần đồng đều bằng nhau. Thiết bị phù hợp cho dây chuyền sản xuất bánh cuộn, bánh bao số lượng lớn tại nhà hàng và tiệm bánh.
3.11 Tủ trưng bày bánh nóng
Cũng cùng chức năng như tủ giữ nóng, tủ trưng bày giữ nóng có thêm mặt kính và cho trưng bày và trang trí. Vài loại có thiết kế tinh gọn, phù hợp với các tiệm bánh ngọt nhỏ tiện lợi trong quá trình phục vụ.
3.12 Tủ trưng bày bánh lạnh
Tủ mát trưng bày bánh có công dụng bảo quản bánh kem hiệu quả, cho phép khách hàng xem các sản phẩm giúp gia tăng doanh thu. Tủ lạnh trưng bày bánh có rất nhiều kiểu dáng, phù hợp với nhiều quy mô nhà hàng, tiệm bánh nhỏ lớn.
3.13 Tủ đông
Tủ đông công nghiệp có nhiều kích cỡ khác nhau từ 1 – 3 cửa, dùng để trữ đông các nguyên liệu để bảo quản thực phẩm tươi sống hoặc chưa qua chế biến trong thời gian dài (từ 1 – 3 tháng). Tủ đông cửa kính không được khuyến khích làm tủ lưu trữ vì dễ tích tụ bụi bẩn. Tủ đông phù hợp cho các nhà hàng và cơ sở kinh doanh bánh lớn.
3.14 Tủ mát
Tủ mát bảo quản có nguyên lý hoạt động như tủ đông nhưng công suất làm lạnh thấp hơn, có chức năng bảo quản lạnh các nguyên liệu mà không làm đông cứng, thích hợp với những nguyên liệu cần bảo quản mát và và nguyên liệu sử dụng trong ngày. Tủ mát có nhiều kích cỡ phù hợp với nhà hàng, quán cà phê, tiệm bánh có quy mô khác nhau.
4. Chi phí mua dụng cụ làm bánh
Đây là loại chi phí mở tiệm bánh ngọt chiếm phần không hề nhỏ trong ngân sách. Các dụng cụ làm bánh cơ bản để mở tiệm bánh ngọt có thể kể đến là lò nướng, máy đánh kem, dụng cụ cân đo nguyên liệu, tủ lạnh, dụng cụ trang trí, bàn xoay,…
Dụng cụ làm bánh
Những dụng cụ này được bán nhiều tại các trang thương mại điện tử với mức giá không quá cao và có nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, tính tổng lại số tiền cần chi trả cho các dụng cụ làm bánh cũng không hề nhỏ, dao động trong khoảng 15 – 50 triệu đồng tùy vào nhu cầu của bạn.
5. Chi phí nguyên liệu khi mở tiệm bánh ngọt
Mở cửa hàng bánh ngọt, chắc chắn bạn sẽ cần phải đầu tư thật tốt về mặt nguyên liệu. Những loại nguyên liệu cơ bản có thể kể đến như: bột mì, trứng, sữa, bơ, bột matcha, bột chocolate,… Hiện nay, có rất nhiều nơi bán nguyên liệu giá sỉ, thích hợp cho các bạn dùng để kinh doanh. Liên hệ được với những đầu mối bán sỉ sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn trong quá trình mở quán đấy.
Nguyên liệu khi mở tiệm bánh ngọt
Ngoài ra, chi phí mở tiệm bánh ngọt cũng bao gồm thuê nhân công, làm truyền thông quảng cáo, vận hành việc giao hàng và những chi phí phát sinh khác. Như vậy, để mở tiệm bánh ngọt, bạn phải có khoảng 30 – 100 triệu đồng trở lên (chưa bao gồm chi phí mua thiết bị làm bánh. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ mở tiệm bánh online, tiệm bán mang về quy mô nhỏ, thì chi phí bỏ ra sẽ ít hơn rất nhiều, chỉ khoảng vài chục triệu.
6. Nơi chuyên phân phối các thiết bị làm bánh – Cosmic
Bài viết trên đã phần nào cung cấp thông tin cần thiết về nhiều loại thiết bị cần có trong bếp bánh của bạn. Cosmic cung cấp thiết bị làm bánh, thiết bị nóng, lạnh phù hợp nhiều mô hình nhà hàng, cơ sở kinh doanh cà phê – bánh chuyên nghiệp. Sản phẩm của chúng tôi giúp hoạt động của nhà bếp trở nên tinh gọn và tiện lợi.
Cosmic – Đơn vị phân phối thiết bị bếp công nghiệp cao cấp cho nhà hàng khách sạn.
Chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình tìm kiếm giải pháp căn bếp hiện đại, tối ưu hiệu suất và nâng tầm chất lượng.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 1800 7088 ( gọi miễn phí )
Showroom: 50/4F Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Fanpage: https://www.facebook.com/thietbibepnhahangcosmic/
Blog: https://cosmicvn.blogspot.com/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@thietbibepcosmic?lang=vi-VN
Xem thêm một số bài viết liên quan:
Chiến lược marketing cho tiệm bánh
Nên mua tủ bánh kem kính cong hay kính
Mẹo tiết kiệm điện cho tủ trưng bày bánh
Tủ trưng bày bánh kem kính cong – Dòng tủ được ựa chuộng nhất trên thị trường hiện nay
Hướng dẫn chăm sóc và bảo trì tủ trưng bày bánh để bàn