Sau khi bảo quản các thực phẩm trong tủ đông, bạn phải rã đông để chế biến thực phẩm. Bạn đã biết các cách rã đông thực phẩm an toàn và những sai lầm cần tránh khi rã đông thực phẩm chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

1.   Các cách rã đông thực phẩm an toàn

1.1 Sử dụng nước mát

Sử dụng nước mát để rã đông là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn chỉ cần cho thực phẩm vào túi kín và cho vào nước mát từ 45 phút đến 2 tiếng, tùy theo lượng thực phẩm nhiều hay ít.

Bạn cũng có thể cho một ít muối hoặc gừng tươi đập dập vào nước để thực phẩm tươi ngon trở lại. Cần lưu ý là phải nấu ngay sau khi thực phẩm được rã đông để đảm bảo thực phẩm giữ được hương vị và không bị biến chất.

1.2 Rã đông từ từ bằng ngăn mát tủ lạnh

Nếu bạn có nhiều thời gian, hãy rã đông bằng ngăn mát của tủ lạnh. Vì đây là sự lựa chọn an toàn nhất cho thực phẩm. Bạn chỉ việc di chuyển thực phẩm từ ngăn đông xuống ngăn mát một cách đơn giản.

Bên cạch đó, rã đông từ từ ở ngăn mát tủ lạnh còn giúp cho bạn có thể bảo quản thực phẩm thêm 3 – 5 ngày nếu chưa chế biến ngay mà không làm thực phẩm hư hỏng hoặc bị biến chất.

1.3 Rã đông bằng kim loại

Kim loại vốn là chất dẫn nhiệt rất mạnh nên chúng cũng sẽ giúp các tinh thể nước đá tan ra nhanh hơn, đặc biệt là với các loại thịt.

Với phương pháp này, bạn chỉ cần đặt thịt hoặc kẹp thịt vào các vật dụng kim loại có bề mặt phẳng, sau khoảng 10 phút thì miếng thịt sẽ được rã đông và có thể dùng để chế biến ngay.

1.4 Rã đông bằng đường

Phương pháp rã đông này bạn nên thực hiện với các thực phẩm như thịt hoặc các loại rau củ. Không nên rã đông hải sản bằng nước đường sẽ khiến chúng nhiễm vị ngọt và đổi vị khi chế biến.

Đầu tiên, bạn cần có hỗn hợp nước ấm khoảng 40 độ C bằng cách pha nước lạnh và nước sôi theo tỷ lệ 5:1. Sau đó, bạn cho thêm 2 muỗng canh đường vào cùng và khuấy đều đến khi đường tan hết rồi bắt đầu thả các miếng thịt được đông lạnh vào.

Phân tử đường và nước ấm sẽ làm tinh thể nước đá trong thịt cá tan nhanh hơn.

2.   Những sai lầm cần tránh khi rã đông thực phẩm

2.1 Không rã đông bằng dầu nóng

Khi nước gặp dầu nóng sẽ làm dầu bắn tung tóe và có thể gây phỏng cho bạn vì vậy bạn không nên rã đông bằng dầu nóng.

2.2 Không rã đông cá quá mềm

Cá sẽ nhạt vị và còn mất chất dinh dưỡng nếu rã đông quá lâu. Vì vậy, bạn chỉ nên rã đông vừa phải, cá vừa mềm tới rồi đem đi chế biến là được.

2.3 Hạn chế rã đông bằng lò nướng

Thực phẩm sau khi rã đông bằng lò nướng sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, cần chế biến ngay sau khi rã đông. Vì vậy bạn cũng nên hạn chế rã đông thực phẩm bằng cách này nhé.

2.4 Không để thực phẩm ở nhiệt độ thường

Khi thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập, chính vì vậy bạn không nên rã đông thực phẩm bằng cách để ở nhiệt độ thường.

2.5 Không tái trữ đông thực phẩm đã rã đông

Thực phẩm khi đã được rã đông rất dễ bị nhiễm vi khuẩn. Việc trữ đông lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm, có thể gây ngộ độc khi sử dụng tiếp lần sau. Vì vậy bạn không nên tái trữ đông thực phẩm đã rã đông.

Qua bài viết này bạn đã biết các cách rã đông thực phẩm an toàn và những sai lầm cần tránh. Hãy làm theo những cách này để giữ thực phẩm không nhiễm khuẩn nhé.

Xem thêm:

Cách vệ sinh tủ đông.

Nên mua tủ lạnh hay tủ đông trữ thực phẩm.

Các loại tủ đông đứng tiết kiệm điện nhất 2021.

Thiết bị bếp ăn công nghiệp: nên chọn tủ đông đứng hay tủ đông nằm?