Là một người yêu trà, bạn đã biết các loại trà ở Việt Nam bắt nguồn từ đâu không? Mời bạn tham khảo bài viết này để biết thêm các vùng trà ở Việt Nam.
1. Vùng trà Thái Nguyên
Có tổng diện tích trồng và khai thác khoảng 20.000 ha, Thái Nguyên là nơi cung cấp nguồn trà lớn nhất của Việt Nam, từ sản lượng cho đến chất lượng.
Ở đây, cây trà được trồng, chăm sóc theo phương thức cổ truyền, cùng với quy trình thu hoạch và chế biến theo cách thức truyền thống đảm bảo giữ được mùi vị, màu sắc đặc trưng của từng lá tà.
Trà xanh Thái Nguyên rất thơm, màu xanh trong, uống vào đầu lưỡi đắng nhưng để lại hậu vị ngọt.
Nơi trồng trà ngon nhất Thái Nguyên là xã Tân Cương, nơi sản xuất loại trà nõn tôm rất cao cấp.
2. Vùng trà Tây Bắc
Trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, những cây trà hàng trăm năm tuổi mọc hoang dã và được khai thác thủ công bởi các bộ tộc ít người, tạo ra một thức uống thấm đẫm hương vị núi rừng, có đắng chát, có dịu ngọt, làm say đắm lòng người.
Hai giống trà vô cùng nổi tiếng ở đây là trà cổ thụ cao sơn và trà Shan Tuyết. Trà Shan Tuyết có màu nước vàng sáng, sánh như mật ong, hương thơm ngọt, phảng phất chút hương của núi rừng. Vị thanh, lưu giữ hậu vị rất lâu trong cổ họng.
3. Vùng trà Bảo Lộc
Với khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, Bảo Lộc được mệnh danh là “kinh đô trà” của Việt Nam.
Bảo Lộc đặc trưng bởi các loại trà ướp hoa truyền thống như trà Lài, trà Sen, trà Sâm Dứa… và các đồn điền xanh bạt ngàn của trà Ô Long chất lượng cao.
Trà Ô long Bảo Lộc có hương vị rất độc đáo, nước pha trà luôn có sắc xanh hơi sánh vàng, vị chát dịu sau khi uống sẽ cảm thấy vị ngọt hậu và thơm rất sâu.
Trên đây là các vùng trà ở Việt Nam. Nếu bạn là một người yêu trà thì bạn có thể đến tận nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những đồi trà này đồng thưởng thưởng thức một ly trà thơm ngon vào buổi sáng.
Xem thêm:
Các loại trà phổ biến hiện nay.
So sánh trà lá rời và trà túi lọc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trà khi ủ.